Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cây thuốc chữa bệnh, trong đó các cây thuốc nam chữa ho hiệu quả như tía tô, húng chanh, cải cúc,… được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống. Công hiệu của thuốc nam chữa ho được đánh giá an toàn, hiệu quả trong điều trị các chứng ho nhẹ chưa biến chứng thành bệnh lý mãn tính.
Ưu nhược điểm của các loại cây thuốc nam chữa ho?
Sử dụng thảo dược chữa ho là một trong những phương pháp điều trị lâu đời của người Việt Nam. Thay vì sử dụng thuốc tân dược, sử dụng thuốc nam được cho là an toàn, không có tác dụng phụ, đồng thời các loại thuốc này dễ tìm kiếm, áp dụng đơn giản. Khi người bệnh kiên trì sử dụng có thể loại bỏ được tận gốc mầm bệnh.
Tác dụng của thuốc nam sau khi ngấm sau vào cơ thể, các hoạt dược tính của thuốc sẽ được phát huy. Khác với thuốc tân dược chủ yếu chỉ đối phó được với triệu chứng, bệnh dễ biến chứng thành mãn tính thì sử dụng thuốc nam chữa ho mang đến hiệu quả tích cực hơn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, người bệnh phải sử dụng thuốc nam kéo dài.
Hiệu quả của bài thuốc cũng tùy thuộc vào thể trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Đa số các loại thuốc nam chỉ hỗ trợ người bệnh khắc phục được triệu chứng ho cấp tính do viêm nhiễm, bệnh chưa có tiến triển phức tạp. Đối với các trường hợp ho do bệnh lý viêm phổi, viêm đường hô hấp, trào ngược,… thì hiệu quả của bài thuốc không phát huy rõ rệt.
Các cây thuốc nam chữa ho dễ tìm
Các loại cây thuốc nam được liệt kê dưới đây được dân gian ứng dụng phổ biến trong chữa ho và viêm họng. Với thành phần chính là chất kháng viêm, các bài thuốc chữa ho từ gừng, cây húng chanh, háy lá tía tô,… đều mang đến những cải thiện nhất định với sức khỏe người bệnh.
1. Cây húng chanh
Húng chanh còn gọi là cây tần lá dày, cây dương tử tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn. Trong ghi nhận của Đông y, húng chanh có vị hơi chua, mùi thơm, cay nhẹ và có tính ấm. Công dụng chính của húng chanh là thanh nhiệt, bổ phổi, lợi phế, chữa ho và viêm họng rất hiệu quả.
Cây húng chanh được công nhận là một trong 70 cây thuốc Nam được sử dụng là dược phẩm của Bộ Y tế . Thành phần chính của húng chanh gồm có carvacrol, eugenol, thymol, salicylat,… Những hoạt chất kể trên có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, ức chế sản sinh E.coli gây ra các bệnh cảm cúm, viêm họng, ho nói chung.
Cách sử dụng:
Có nhiều cách sử dụng lá húng chanh chữa ho, trong đó tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng đi kèm mà bệnh nhân áp dụng kết hợp húng chanh với từng nguyên liệu khác để chữa bệnh.
Cách 1: Chữa ho đờm thông thường
- Chuẩn bị một nắm lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh đem đi rửa sạch.
- Cho tất cả lá húng chanh và quất vào máy xay nhuyễn, cho vào 1 viên đường phèn hấp cách thủy 20 phút.
- Lọc lấy nước hỗn hợp uống 1 – 2 lần mỗi ngày đến khi hết ho thì ngừng sử dụng.
Cách 2: Chữa ho do cảm sốt
- Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh cùng 15 gram cam thảo đất, 15 gram tía tô, 5 gram gừng tươi.
- Đem hỗn hợp sắc với nước uống đến khi thuốc cạn còn 2/3 ấm thì lọc lấy nước.
- Người bệnh nên uống khi còn ấm để các hoạt dược kích hoạt tốt hơn.
Cách 3: Chữa ho kèm theo nhức đầu, cảm cúm
- Sử dụng 5 – 7 lá húng chanh tươi cùng 1 củ gừng, hành đem nấu sôi và dùng để xông.
- Mỗi ngày người bệnh xông nước 1 lần, mỗi lần xông 20 phút cho ra hết mồ hôi.
Cách 2: Chữa ho do cảm hàn, miệng đắng
- Chuẩn bị 15g húng chanh, 8 gram lá tía tô, 5 gram bạc hà, 1/2 củ gừng tươi sắc với nước.
- Người bệnh nên uống mỗi ngày một thang vào buổi sáng sớm để nhận thấy hiệu quả.
Cách 3: Chữa ho nhiệt, mất tiếng, viêm họng
- Sử dụng 20 gram lá húng chanh giã nhuyễn cùng với 20g đường phèn.
- Hãm hỗn hợp cùng với 10ml nước sôi cho ngấm, sau đó bỏ bã chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
2. Cây rẻ quạt chữa ho
Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền lại rằng cây rẻ quạt có thể chữa được ho, viêm họng rất hiệu quả. Trong Đông y có nhiều nghiên cứu công nhận tác dụng kháng viêm và giảm đau của loại cây thuốc này, nhưng việc sử dụng cây rẻ quạt chữa ho cần được cân nhắc kỹ vì có nhiều trường hợp người bệnh bị rát bỏng miệng, hầu họng khi sử dụng rẻ quạt quá liều dùng cho phép.
Cách thực hiện như sau
- Người bệnh sử dụng 5 – 7 gram rẻ quạt mỗi ngày (trẻ nhỏ khuyến khích dùng ít hơn hoặc không dùng)
- Đem rẻ quạt đi sơ chế sạch bụi bẩn rồi nấu nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Kiên trì trong 5 – 7 ngày sẽ nhận thấy triệu chứng viêm họng cải thiện rõ.
3. Dùng gừng chữa ho
Một trong số những cây thuốc nam chữa ho công dụng và lành tính nhất chính là củ gừng. Theo ghi nhận Đông Y, gừng tính ấm, hữu dụng trong việc tán phong hàn, làm ấm tỳ vị. Người bệnh có thể dùng gừng để điều trị chứng ho, cảm sốt, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Cần lưu ý không sử dụng bài thuốc cho những trường hợp cơ thể tụ nhiệt sinh ho, cảm mạo phong nhiệt, trúng nắng.
Cách thực hiện
Cách 1
- Sử dụng 1 củ gừng già tươi rửa sạch, đem giã nhuyễn và đun cùng 300 ml nước trong 30 phút.
- Nước sôi thì lọc bỏ bã gừng, cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều để uống.
- Chia hỗn hợp làm 2 lần uống, mỗi lần uống 50ml mỗi sáng tối đến khi cơ ho dứt điểm.
Cách 2
- Sử dụng 1/2 củ gừng sống, 2 củ cải trắng rửa sạch.
- Đem hỗn hợp đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt (nấu sôi nếu dùng cho trẻ)
- Người bệnh chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Sử dụng liên tục trong 7 ngày giúp giảm ho an toàn.
Cách 3
- Sử dụng 50 gram củ gừng tươi rửa sạch, sau đó đem giã nát rồi cho vào ấm nước sôi.
- Nước sôi tăm nhỏ cho vào thêm 20 gram muối hạt dùng để súc miệng hàng ngày.
Lưu ý: Khuyến cáo người bệnh không sử dụng các bài thuốc từ gừng trong trường hợp đang bị viêm dạ dày, viêm gan, âm hư hỏa vượng, tiểu rắt, viêm thận, đái tháo đường, hạch phổi…
4. Chữa ho bằng hoa đu đủ đực, hoa khế
Hoa đu đủ đực và hoa khế là những vị thuốc được dùng điều trị nhiều bệnh lý viêm nhiễm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chữa kho và viêm họng. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh chỉ nên sử dụng 1/2 muỗng cafe vừa đủ để phát huy hiệu quả, cho trẻ uống thầm dần dần từ đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 10 gram mỗi loại hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô cùng với 5 gram đường phèn.
- Cho các loại thuốc vào trong bát sứ rồi đem chúng hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Đun đến khi sôi, người bệnh rót thuốc ra bát và để nguội cho bớt nóng rồi uống.
- Mỗi ngày nên uống thuốc 2 lần sau khi ăn, áp dụng liên tục trong khoảng 2 – 3 ngày để giảm ho và viêm họng.
5. Lá hẹ chữa viêm họng và ho
Lá hẹ là vị thuốc nam chữa ho và viêm họng hiệu quả. Trong điều trị Y học cổ truyền, lá hẹ là vị thuốc có tính ôn, vị cay hơi chua, không độc, có tác dụng chữa chứng viêm họng và ho hiệu nghiệm. Bài thuốc an toàn đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh bị ho cũng có thể áp dụng bài thuốc này chữa bệnh an toàn.
Sử dụng lá hẹ chữa ho cũng được xem là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng và mang lại những dấu hiệu điều trị tích cực.
Cách thực hiện
- Sử dụng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch để ráo nước.
- Cho lá hẹ đã thái khúc vào chén nhỏ, thêm một ít đường phèn lên trên.
- Hấp cách thủy cho đến khi hỗn hợp mềm nhuyễn ra nước.
- Lọc lấy nước uống khi còn ấm nóng từ 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.
- Thực hiện bài thuốc liên tục đến khi triệu chứng ho giảm hẳn.
6. Lá xương sông chữa ho
Sử dụng lá xương sông chữa ho khan, ho có đờm được lưu truyền trong dân gian phổ biến. Lá xương sông trong ghi nhận của Đông Y là cây thuốc nam trị ho, viêm họng, có tác dụng hỗ trợ tan đờm. Đồng thời lá xương sông hỗ trợ chữa chứng đầy bụng, nôn mửa.
Cách thực hiện
- Sử dụng 2 – 3 lá xương sông đem rửa sạch rồi thái nhỏ, cho vào thêm 5 thìa mật ong nguyên chất.
- Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy rồi chắt lấy phần nước cốt, mỗi ngày uống 2 lần sáng và buổi tối,.
- Người bệnh nên áp dụng đều đặn trong 5 ngày sẽ nhận thấy hiệu quả.
7. Rau diếp cá chữa ho
Thành phần dược chất chính của cây rau diếp cá là hoạt chất kháng viêm, thúc đẩy sản sinh thêm các kháng thể bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Diếp cá có vị chua nhẹ, tính mát nên dùng nhiều trong điều trị chứng nóng trong người, thải độc gan, chống viêm, sát khuẩn, chữa ho,…
Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm rau diếp cá tươi đem rửa sạch và giã nhuyễn.
- Đem hỗn hợp đun sôi cùng nước vo gạo, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút.
- Lọc lấy nước uống khi còn ấm, nên uống 2-3 lần mỗi ngày.
- Áp dụng bài thuốc đều đặn 5-7 ngày để những cơn ho biến mất hoàn toàn.
8. Hoa mướp chữa ho
Sử dụng hoa mướp chữa ho bằng cách hấp cách thủy đem đến những cải thiện nhất định, tuy nhiên bài thuốc không sử dụng với trẻ em dưới 1 tuổi.
Cách thực hiện
Cách 1
- Chuẩn bị khoảng 12 gram hoa mướp đem rửa sạch, đem hoa mướp cho vào ấm hãm cùng với nước sôi.
- Dùng như trà uống mỗi ngày, có thể thêm một chút mật ong và uống 2 lần mỗi ngày.
Cách 2
- Sử dụng hoa mướp 2 – 3 bông đem rửa sạch, thái thành khúc nhỏ.
- Đem cho hoa mướp vào hấp cách thủy cùng với đường phèn hoặc mật ong.
- Chắt lọc nước uống, mỗi lần chỉ uống khoảng 2 – 3 thìa, uống 2 lần mỗi ngày.
- Thực hiện thường xuyên để chấm dứt nhanh những cơn ho khó chịu
9. Chữa ho bằng cam thảo
Nhắc đến các cây thuốc nam chữa ho thì không thể thiếu cam thảo. Đây được xem xem là dược liệu quý, có thể dùng cả cây và rễ để chữa bệnh. Trong ghi nhận của Đông Y, cam thảo có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ bồi bổ tỳ vị, dưỡng phế, thải độc, tiêu đờm. Trong Y học hiện đại, cam thảo được công nhận có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn nên được chiết xuất thành dược liệu giảm ho tốt.
Cách thực hiện
Cách 1: Chữa ho bằng bột cam thảo
- Sử dụng 10 gram bột cam thảo khuấy đều cùng 200 ml nước ấm đến khi tan hết
- Chanh cắt đôi và vắt nước cho vào ly bột cam thảo đã chuẩn bị khuấy đều.
- Sử dụng hỗn hợp khi còn ấm, mỗi ngày nên uống 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Cách 2: Chữa ho bằng cam thảo và trà xanh
- Chuẩn bị 10 gram lá trà xanh và bột cam thảo hãm cùng 200ml nước sôi trong 20 phút.
- Sau đó cho thêm 1 thìa bột cam thảo vào khuấy đều cho tan.
- Sử dụng hỗn hợp khi còn ấm, mỗi ngày uống khoảng 2 lần vào sáng và tối.
10. Chữa ho bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng chính là giải cảm, trừ phong, làm ấm cơ thể khi nhiễm lạnh. Trong Đông Y cũng ghi nhận tía tô là thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, tác dụng của tía tô đi vào kinh phế – tâm – tỳ phát huy hiệu quả hạ khí. Tía tô là vị thuốc nam chữa ho an toàn đối với người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
Cách 1: Chữa ho nhiều, thở gấp, mặt tím tái
- Sử dụng 20 gram lá tía tô tán mịn hòa với nước nóng cho uống hoặc nấu chung với cháo để ăn hàng ngày.
Cách 2: Chữa chứng ho nhẹ, không mồ hôi
- Kết hợp tía tô với lá khế, lá đu đủ đực mỗi loại 10 gram đen rửa sạch.
- Thái nhỏ và cho vào chén nước đun cách thủy với đường phèn trong 15 phút.
- Để hỗn hợp nguội, đem lọc lấy nước uống từ từ để thuốc thấm vào lưỡi.
Cách 3: Chữa ho khan, ho có đờm
- Chuẩn bị 150 gram lá tía tô tươi, 3 củ hành tươi xắt nhỏ.
- Nấu cháo cùng thịt bò, cho hỗn hợp trên vào cháo nóng.
- Nên ăn từ từ sẽ giúp giải cảm giảm ho hiệu quả.