PHỤ NỮ MANG THAI/ ĐANG CHO CON BÚ, ĐỐI TƯỢNG TRÌ HOÃN TIÊM CHỦNG ĐỢT NÀY, HIỂU SAO CHO ĐÚNG!

Chúng ta đang tiến hành tiêm chủng diện rộng. Câu hỏi đặt ra là hiệu quả của vắc xin như thế nào với biến chủng Delta. Đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú nằm trong đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Tại sao?
Hiện này chúng ta đang sử dụng 3 loại vắc xin ngừa COVID-19 bao gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna. Thật đáng mừng cho đến nay những nghiên cứu cho thấy, khi tiêm đủ 2 liều vắc xin theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất thì hiệu quả bảo vệ rất cao, ngay cả với biến chủng Delta. WHO cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm ngừa đúng và đủ liệu trình để đảm bảo khả năng bảo vệ mạnh nhất của vaccine chống lại COVID-19 và các biến thể của nó.
Với AstraZeneca khi hoàn thành 2 mũi tiêm giảm 67.0% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng và giảm được 92% nguy cơ phải nhập viện vì COVID-19 nặng đối với biến chủng Delta. Với Pfizer khi hoàn thành 2 mũi tiêm giảm 88.0% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng và giảm được 96% nguy cơ phải nhập viện vì COVID-19 nặng đối với biến chủng Delta. Rõ ràng hiệu quả của vắc xin vẫn rất cao với biến thể này.
Các bạn còn nhớ vào tháng 3 năm nay khi mà công văn của Bộ Y Tế đưa đối tượng người trên 65 tuổi và có bênh nền vào đối tượng trì hoãn tiêm chủng đã gây ra rất nhiều tranh cãi.
Thời gian đã trả lời.
Những nghiên cứu cho thấy hiệu quả với vắc xin AstraZeneca đối với người lớn tuổi hiệu quả đạt 60% ở người trên 70 trong việc ngăn ngừa COVID-19 kéo dài 6 tuần sau liều đầu tiên. Giảm 73% nhập viện liên quan COVID-19 ở người trên 80 tuổi. Giảm 80% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở người già từ 80 tuổi trở lên có mắc các bệnh mạn tính đi kèm. Đối với Pfizer sau tiêm mũi 1 hiệu quả bảo vệ người trên 70 tuổi đạt 61% và khi hòan thành 2 mũi: giúp giảm 94.7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng. Ở người từ 65 tuổi đủ 2 mũi vắc xin Moderna sẽ giúp giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.
Với công văn mới nhất về thực hành tiêm chủng ngừa COVID 19 đã đưa người trên 65 tuổi và có bệnh nền thành đối tượng ưu tiên tiêm chủng.
Vậy với phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì thể nào đây?
Đến thời điểm hiện tại BYT vẫn đưa đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng trì hoãn tiêm ngừa COVID-19. Trì hoãn là chưa được ưu tiên trong đợt tiêm chủng này. Điều này không đồng nghĩa với việc là vắc xin ngừa COVID – 19 gây hại đến thai nhi hay trẻ em như nhiều bạn nghĩ. Chúng ta luôn phải đặt lên bàn cân lợi ích và nguy cơ rồi đưa ra quyết định nhé.
Đối với phụ nữ mang thai thì sao?
Lợi ích: nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ mang thai mắc COVID -19 vào 6 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ bị nặng hơn so với phụ nữ không mang thai trong độ tuổi sinh đẻ. COVID -19 trong thai kỳ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ sinh non và tăng nguy cơ trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt. Phụ nữ mang thai ≥ 35 tuổi hoặc thừa cân béo phì, tiểu đường, kèm tăng huyết tăng nguy cơ dẫn đến những kết cục đặc biệt nghiêm trọng do COVID -19. Dựa trên kinh nghiệm trước đây về việc sử dụng các vắc xin khác cùng bản chất trong thai kỳ, hiệu quả của vắc xin Moderna ở phụ nữ mang thai được kỳ vọng mang lại hiệu quả tương đương với phụ nữ không mang thai cùng độ tuổi. Dữ liệu từ những nghiên cứu nhỏ khác cũng cho thấy vắc xin COVID -19 mRNA (Pfizer và Moderna) có khả năng sinh miễn dịch ở phụ nữ mang thai và có thể truyền kháng thể qua thai nhi và qua sữa mẹ, cho thấy khả năng cho cả mẹ và bé.
Nguy cơ: các nghiên cứu trên chuột cho thấy vắc xin không gây hại trong thai kỳ cả khả năng sinh sản của Chuột và dị tật thai. Tuy nhiên cần có thêm những dữ liệu thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn và tính sinh miễn dịch trong thai kỳ ở người.
Do đó WHO khuyến cáo tiêm chủng vắc xin này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm vắc xin vượt trội hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé. Ngoài ra WHO cũng khuyến cáo không cần làm test thử thai trước tiêm chủng cũng nhi không trì hoãn việc mang thai hoặc bỏ thai kỳ vì lý do tiêm chủng vắc xin.
Với phụ nữ đang cho con bú thì sao?
Hiện tại vẫn chưa có nhiều dữ liệu về lợi ịch cũng như nguy cơ trên đối tượng này. Tuy nhiên, vì bản chất của vắc xin này không phải là virus sống mà là chỉ là các vật liệu di truyền mRNA. Các vật liệu này không gây tác động vào DNA của người, và cũng bị phân hủy nhanh chóng, do đó về mặt sinh học, vaccine này không có khả năng gây nguy hại cho trẻ đang bú mẹ. Hiệu quả của vaccine được kỳ vọng là tương tự như ở những phụ nữ khác không cho con bú. Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng phụ nữ đang cho con bú đã được tiêm vắc xin COVID-19 mRNA có kháng thể trong sữa mẹ, đựợc kỳ vọng là có thể giúp bảo vệ cho trẻ. Cần có thêm dữ liệu để xác định khả năng bảo vệ mà các kháng thể này có thể cung cấp cho em bé. Trên cơ sở những phân tích này, WHO và CDC khuyến cáo có thể tiêm ngừa vaccine cho phụ nữ đang cho con bú giống như những người lớn khác. WHO khuyến cáo không dừng cho con bú sữa mẹ chỉ vì lý do tiêm chủng vaccine
Tóm lại nếu như đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, không phải trong tâm dịch, không có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh cao, thì nên trì hoãn tiêm chủng. Đối với những người đang ở trong tâm dịch, làm những ngành nghề mà yếu tố lây nhiễm cao thì nên cân nhắc để tiêm ngừa vắc xin COVID -19.
Thời gian tới mong rằng sẽ có những chỉ dẫn rõ ràng, cập nhật hơn từ Bộ Y Tế cho nhóm đối tượng này khi có nhiều dữ liệu hơn.
Mình chỉ xin chia sẻ một vài thông tin cho những mẹ đang theo dõi mình để có cái nhìn toàn diện hơn, và đừng hỏi tại sao trên thế giới cho tiêm mà ở mình chưa cho. Rồi tại sao có Bs khuyên tiêm, có Bs không khuyên tiêm. Có nơi cho tiêm có nơi chưa cho tiêm. Thật sự rất khó cho người làm công tác tư vấn và khám sàng lọc tiêm chủng, đó là sự đấu tranh giữa kiến thức cập nhật và tình hình thực tế. Sẽ không có gì là an toàn tuyệt đối 100% cả.
Nếu là Bác, nếu đang cho con bú, với tình hình dịch diễn biến phức tạp như hiện nay ở TP HCM, nguy cơ lây nhiễm cao sẽ đồng ý tiêm ngừa khi có cơ hội, và đương nhiên vẫn tiếp tục cho con bú. Nếu bạn đang mang thai, hãy tin theo ý kiến Bs sản khoa của bạn vì họ là người trực tiếp theo dõi thai kỳ của bạn.
Vậy các bạn nhé, thân ái!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4. WHO. Episode #44 – Delta variant and vaccines. 1 July 2021.
5. Stowe, J., et al., Effectiveness of COVID-19 vaccines against hospital admission with the Delta (B. 1.617. 2) variant. Public Health England, 2021.
6. Nasreen, S., et al., Effectiveness of COVID-19 vaccines against variants of concern, Canada. medRxiv, 2021.
7.WHO. Interim recommendations for use of the Moderna mRNA-1273 vaccine against COVID-19. 15 June 2021.
8. US FDA. FACT SHEET FOR HEALTHCARE PROVIDERS ADMINISTERING VACCINE – EMERGENCY USE AUTHORIZATION (EUA) OF THE MODERNA COVID-19 VACCINE TO PREVENT CORONAVIRUS DISEASE 2019 (COVID-19). Last Updated: June 25, 2021.
9. WHO. Interim recommendations for use of the Pfizer–BioNTech COVID-19 vaccine, BNT162b2, under Emergency Use Listing. Updated 15 June 2021.
Cre: BS Hoàng Quốc Tưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

038 543 1355
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon